TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ******* |
THÔNG BÁO TUYỂN SINH CAO HỌC CỦA VIỆN ITIMS
ĐỢT 1 NĂM 2016
Căn cứ Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BGD&ĐT ngày 15/5/2014, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức tuyển sinh cao học trong nước đào tạo hệ thạc sĩ khoa học, thạc sĩ kỹ thuật các chuyên ngành.
Viện Đào tạo Quốc tế về Khoa học vật liệu (ITIMS) tổ chức tuyển sinh cao học hệ thạc sĩ khoa học và thạc sĩ kỹ thuật
Chuyên ngành: Khoa học và kĩ thuật vật liệu điện tử
Mã số: 60.44.01.22
Định hướng: – Nghiên cứu (Thạc sĩ khoa học)
– Ứng dụng (Thạc sĩ kĩ thuật)
1. Đối tượng tuyển
- Tốt nghiệp đại học các ngành Vật lý, Hoá học, Khoa học và Công nghệ vật liệu, Điện, Điện tử, Cơ điện tử.
- Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp, riêng đối với các thí sinh tốt nghiệp đại học hệ tại chức phải đạt loại khá trở lên mới được dự thi.
2. Hình thức đào tạo
Đào tạo theo học chế tín chỉ từ 1 đến 2 năm. Tốt nghiệp cao học sẽ được cấp bằng Thạc sĩ khoa học hoặc Thạc sĩ kỹ thuật.
3. Các hỗ trợ khác
- Học viên được sử dụng các phương tiện tốt phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học như: hệ thống các phòng học, phòng thí nghiệm với các thiết bị hiện đại, phòng sạch, phòng vi tính, mạng máy tính và Internet, thư viện điện tử hiện có tại Viện ITIMS.
- Trong quá trình đào tạo, các học viên được hỗ trợ kinh phí cho nghiên cứu khoa học, thực hiện luận văn và tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế.
- Học viên được nhận học bổng của các Nhóm nghiên cứu cũng như của Viện ITIMS tùy thuộc vào thành tích học tập và nghiên cứu khoa học của học viên.
- Những học viên tốt nghiệp Thạc sỹ khoa học đạt loại xuất sắc hay giỏi sẽ được lựa chọn để làm lận nám Tiến sỹ ở Hà Lan, Mỹ, Hàn Quốc, Đức, Nhật, Pháp…
4. Các môn thi tuyển
- Môn Toán cao cấp
- Môn cơ sở chuyên ngành: Khoa học Vật liệu Đại cương
- Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh
5. Hồ sơ dự thi:
- Đơn đăng ký dự thi (in từ trên website của viện sau đại học, ĐHBKHN);
- Bản sao văn bằng tốt nghiệp và bảng điểm (công chứng), các chứng chỉ đã bổ sung kiến thức (nếu có). Thí sinh học liên thông phải nộp Bằng và Bảng điểm các bậc học trước đại học. Thí sinh đăng ký dự thi theo văn bằng 2 phải nộp Bằng và Bảng điểm văn bằng 1.
- Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải nộp văn Bản xác nhận văn bằng đại học của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương;
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe (của bệnh viện đa khoa hoặc Trung tâm Y tế ĐH Bách Khoa Hà Nội);
- 01 ảnh hồ sơ cỡ 3 x 4 cm.
6. Đăng ký và nộp hồ sơ đăng ký dự thi tuyển
Một năm Viện ITIMS có 2 đợt tuyển sinh cao học:
- Đăng kí dự thi trực tuyến từ ngày 01/10/2015 (đối với đợt 1) và ngày 10/12/2015 (đối với đợt 2) trên mục Tuyển sinh tại địa chỉ website http://hust.edu.vn hoặc http://sdh.hust.edu.vn.
- Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi trực tiếp tại Viện Đào tạo sau đại học từ ngày 01/10/2015 đến 15/11/2015 (đợt 1) và 30/3/2016 đến 17/4/2016 (đợt 2).
- Kế hoạch học bổ sung và thi tuyển
- Lịch học bổ sung (dành cho các đối tượng phải học bổ sung): từ ngày 01/12/2015 đến 15/01/2016 (đợt 1) và từ ngày 25/5/2016 đến 05/ 7/2016 (đợt 2).
- Lịch nộp lệ phí dự thi: thí sinh trong danh sách đủ điều kiện dự thi nộp lệ phí thi từ ngày 01/3/2016 đến 04/3/2016 (đợt 1) và 27/7/2016 đến 31/7/2016 (đợt 2) tại phòng Kế hoạch và tài vụ, phòng 209 – nhà C3-C4, trường ĐHBKHN để hoàn tất thủ tục đăng ký dự thi.
- Lịch thi tuyển sinh: từ ngày 18/3/2016 đến 20/3/2016 (đợt 1) và 21/8/2016 đến 23/8/2016 (đợt 2) tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nếu có QĐ thay đổi của Bộ GD&ĐT, Nhà trường sẽ có thông báo sau.
7. Danh sách các đề tài, hướng nghiên cứu (xem phụ lục)
Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng xem thông báo tại website hoặc liên lạc e-mail trực tiếp tới Phòng Đào tạo của Viện ITIMS.
Địa chỉ liên hệ:
Viện Đào tạo Quốc tế về Khoa học Vật liệu, Trường đại học Bách Khoa Hà Nội
Toà nhà ITIMS, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, số 1 Đại Cồ Việt, Hà Nội
Điện thoại: (04) 38680786 / 0983810608
E-mail: daotao@itims.edu.vn
Website: http://www.itims.edu.vn
PHỤ LỤC
Danh sách các đề tài, hướng nghiên cứu
TT |
Tên đề tài |
Tập thể hướng dẫn |
1 |
Nghiên cứu chế tạo màng mỏng sắt từ nửa kim loại (HMF) CoCrAl. | PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn |
2 |
Nghiên cứu chế tạo màng mỏng từ dạng hạt nano trên cơ sở sắt từ nửa kim loại (HMF) FCrAl (F = Ni, Co, Fe) nền ôxýt. | PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn |
3 |
Nghiên cứu sự đáp ứng trở kháng ac trong các cấu trúc nano từ dạng đa lớp và dạng hạt. | 1. PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn
2. PGS. TS. Nguyễn Tuyết Nga |
4 |
Nghiên cứu chế tạo dây nano silic đơn tinh thể trên cơ sở công nghệ vi cơ khối ướt | TS. Chu Mạnh Hoàng |
5 |
Nghiên cứu thiết kế tối ưu mũi dò quét định hướng ứng dụng trong kỹ thuật khắc nano | TS. Chu Mạnh Hoàng |
6 |
Nghiên cứu chế tạo đế plasmonic hai chiều | TS. Chu Mạnh Hoàng |
7 |
Nghiên cứu thiết kế ăng ten lưỡng cực ở tần số quang | TS. Chu Mạnh Hoàng |
8 |
Chế tạo và nghiên cứu đặc trưng điện hóa của vật liệu Fe2O3@C định hướng ứng dụng làm điện cực âm pin Fe-khí. | TS. Bùi Thị Hằng |
9 |
Nghiên cứu ảnh hưởng của các bon lên tính chất điện hóa của vật liệu Fe3O4@C định hướng ứng dụng trong pin Fe-khí. | TS. Bùi Thị Hằng |
10 |
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ ba điện cực tích hợp sử dụng cho các phép đo điện hóa | TS. Chu Thị Xuân |
11 |
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ vi lưu định hướng ứng dụng trong phát hiện Asen bằng phương pháp quang | TS. Chu Thị Xuân |
12 |
Nghiên cứu ảnh hưởng của Na pha tạp đến các tính chất của hợp chất siêu dẫn Bi-2223 | TS Nguyễn Khắc Mẫn |
13 |
Mật độ dòng tới hạn biên hạt trong siêu dẫn gốm BSCCO | TS Nguyễn Khắc Mẫn |
14 |
Ảnh hưởng của pha tạp ion Ca lên tính chất của pherit ganet Y3Fe5O12 kích thước nanomet | TS. Đào Thị Thủy Nguyệt |
15 |
Hiệu ứng giam cầm lượng tử trong các cấu trúc Si thấp chiều | TS. Ngô Ngọc Hà |
16 |
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hợp kim nano SiGe bằng các phương pháp hóa | TS. Ngô Ngọc Hà |
17 |
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hợp kim nano SiGe bằng các phương pháp vật lý | TS. Ngô Ngọc Hà |
18 |
Nghiên cứu chế tạo và tính chất của hạt nano core-shell với lõi là ferrite spinel và vỏ là vật liệu quang xúc tác. | TS. Tô Thanh Loan |
19 |
Nghiên cứu cấu trúc của vật liệu nano pherit spinel: kết hợp kĩ thuật SXRD, XAS và tính toán FEFF. | TS. Tô Thanh Loan |
20 |
Nghiên cứu chế tạo mọc dây nano ZnO, SnO2 lên điện cực răng lược và/hoặc điện cực điện hóa và chức năng hóa bề mặt ứng dụng (gắn các nhóm chức -NH2, -COOH, -NHS,…) cho cảm biến sinh học. | 1. TS. Đặng Thị Thanh Lê
2. GS. Nguyễn Văn Hiếu |
21 |
Nghiên cứu cấu trúc và tính chất từ của hợp chất nanocomposite SrFe12O19/NiFe2O4 chế tạo bằng phương pháp sol- gel | TS Trần Thị Việt Nga |
22 |
Tăng cường từ độ và tích năng lượng trong hợp chất BaFe12O19/CoFe2O4 chế tạo bằng phương pháp gốm | TS Trần Thị Việt Nga |
23 |
Nghiên cứu quy trình công nghệ cố định các phân tử sinh học đặc hiệu làm phần tử dò trên bề mặt dây nano ZnO, SnO2. | 1. TS. Đặng Thị Thanh Lê
2. GS. Nguyễn Văn Hiếu |
24 |
Tổng hợp vật liệu huỳnh quang trong đánh dấu sinh học và chức năng hóa bề mặt với các nhóm chức phù hợp để gắn kết thành phần kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên của tế bào ung thư. | PGS.TS Mai Anh Tuấn |
25 |
Phát triển các loại cảm biến điện hóa và thiết bị đo đi kèm trong phân tích và đánh giá các chỉ tiêu an toàn thực phẩm. | PGS.TS Mai Anh Tuấn |
26 |
Nghiên cứu chế tạo cảm biến khí trên cơ sở màng mỏng đa lớp ô xít kim loại bán dẫn | TS. Nguyễn Văn Duy |
27 |
Phát triển cảm biến khí công suất thấp làm việc tại nhiệt độ phòng | TS. Nguyễn Văn Duy |
28 |
Chế tạo, tính chất và ứng dụng vật liệu ô xít kim loại đa nguyên BxAyOz cấu trúc nano | TS. Nguyễn Đức Hòa |
29 |
Chế tạo, tính chất và ứng dụng sợ nano bằng phương pháp phun tĩnh điện | PGS. TS. Nguyễn Văn Hiếu |