CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH VẬT LIỆU ĐIỆN TỬ
MÃ SỐ: 9440122
(Áp dụng cho các Khóa từ 2018B)
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo Tiến sĩ ngành Khoa học Vật liệu, chuyên ngành Vật liệu điện tử có trình độ chuyên môn cao, có kiến thức thực tế và lý thuyết tiên tiến, chuyên sâu ở vị trí hàng đầu của chuyên ngành đào tạo; có kỹ năng tổng hợp, phân tích thông tin, phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; có kỹ năng tư duy, nghiên cứu độc lập, độc đáo, sáng tạo tri thức mới; có kỹ năng truyền bá, phổ biến kiến thức, thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn; thể hiện năng lực sáng tạo, có khả năng tự định hướng và dẫn dắt chuyên môn, khả năng đưa ra các kết luận, khuyến cáo khoa học mang tính chuyên gia đồng thời có khả năng đào tạo các bậc Đại học và Cao học.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi đã kết thúc thành công chương trình đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành “Vật liệu điện tử’’:
- Có khả năng phát hiện và trực tiếp giải quyết các vấn đề khoa học thuộc các lĩnh vực vật liệu điện tử và khoa học vật liệu
- Có tư duy khoa học, có khả năng tiếp cận và giải quyết các vấn đề khoa học, khả năng tự định hướng, dẫn dắt, lãnh đạo nhóm nghiên cứu thuộc các lĩnh vực chuyên sâu.
- Có khả năng làm chủ các lý thuyết khoa học, phương pháp, công cụ nghiên cứu và phát triển, khả năng quản lý, điều hành chuyên môn trong nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực chuyên ngành
- Có kỹ năng tổng hợp, làm giàu và bổ sung tri thức chuyên môn trong lĩnh vực, khả năng độc lập sáng tạo, chủ động nắm bắt công nghệ, nghiên cứu ứng dụng các vật liệu điện tử trong khoa học và đời sống. Góp phần phát triển khoa học và phục vụ đời sống, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao.
- Có khả năng cao để trình bầy, giới thiệu (bằng các hình thức bài viết, báo cáo hội nghị, giảng dậy đại học và sau đại học) các vấn đề khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn.
- Kỹ năng đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai các kết quả nghiên cứu vật liệu điện tử vào thực tiễn.
2. Thời gian đào tạo
Thời gian đào tạo là 3 năm đối với NCS có bằng tốt nghiệp ThS, 4 năm đối với NCS có bằng tốt nghiệp ĐH. Trong 24 tháng đầu, NCS phải dành ít nhất 12 tháng theo học tập trung liên tục tại Trường.
3. Khối lượng kiến thức
Khối lượng học tập tối thiểu 106 tín chỉ đối với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp thạc sĩ.
Trong đó:
- Luận án tiến sĩ tương đương với 90 tín chỉ (tương đương 30 TC/năm).
- Tiểu luận tổng quan: 2 tín chỉ
- Học phần tiến sĩ: tối thiểu 08 tín chỉ, trong đó ít nhất 04 TC thuộc chương trình đào tạo.
- Chuyên đề tiến sĩ: 06 tín chỉ (03 chuyên đề tiến sĩ, mỗi chuyên đề 2 tín chỉ).
- Các học phần bổ sung: từ 4 đến 16 tín chỉ đối với NCS có bằng tốt nghiệp thạc sĩ chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng hoặc thạc sĩ ngành gần với ngành đăng ký làm tiến sĩ.
Đối với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp đại học: các học phần bổ sung bao gồm các học phần ở trình độ thạc sĩ thuộc ngành hoặc chuyên ngành (sau đây gọi chung là ngành) tương ứng, trừ các học phần ngoại ngữ và luận văn để đảm bảo nghiên cứu sinh đạt chuẩn đầu ra Bậc 7 của Khung trình độ quốc gia và yêu cầu của lĩnh vực, đề tài nghiên cứu.
Ghi chú: Hội đồng xét tuyển quyết định xét các học phần được miễn, và học phần tương đương căn cứ trên bảng điểm tốt nghiệp đại học/thạc sỹ của ứng viên.
Khối lượng kiến thức bao gồm khối lượng của các học phần Tiến sĩ và khối lượng của các học phần bổ sung được xác định cụ thể cho từng loại đối tượng tại mục 4.
NCS đã có bằng ThS: tối thiểu 8 tín chỉ + khối lượng bổ sung (nếu có).
NCS mới có bằng ĐH: tối thiểu 8 tín chỉ học phần tiến sĩ + 28 tín chỉ (không kể luận văn) của Chương trình Thạc sĩ Khoa học chuyên ngành “Khoa học Vật liệu’’. Đối với NCS có bằng ĐH của các hệ 4 hoặc 4,5 năm (theo quy định) sẽ phải thêm các học phần bổ sung của Chương trình Thạc sĩ Khoa học chuyên ngành “Khoa học Vật liệu’’
4. Đối tượng tuyển sinh
Đối tượng tuyển sinh là các thí sinh đã có bằng Thạc sĩ với ngành/chuyên ngành tốt nghiệp phù hợp (đúng ngành) hoặc gần phù hợp với ngành/chuyên ngành Vật liệu điện tử. Đối với các thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học, chỉ tuyển sinh đối với thí sinh có bằng tốt nghiệp ĐH với ngành/chuyên ngành phù hợp (đúng chuyên ngành). Mức độ “phù hợp hoặc gần phù hợp’’ với chuyên ngành Vật liệu điện tử, được định nghĩa cụ thể ở mục 4.1 sau đây.
Ngoài ra, người dự tuyển phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
– Là tác giả 01 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
– Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ sau:
- Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác;
- Bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
- Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển;
- Người dự tuyển đáp ứng quy định tại điểm a khi ngôn ngữ sử dụng trong thời gian học tập không phải là tiếng Anh; hoặc đáp ứng quy định tại điểm b khoản này khi có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài không phải là tiếng Anh; hoặc có các chứng chỉ tiếng nước ngoài khác tiếng Anh ở trình độ tương đương theo quy định tại điểm c do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển thì phải có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn (có thể diễn đạt những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh).
Người dự tuyển là công dân nước ngoài phải có trình độ tiếng Việt tối thiểu từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu học tập và nghiên cứu khoa học tại ĐHBKHN.
4.1. Định nghĩa
Ngành/chuyên ngành đúng, phù hợp: Ngành/chuyên ngành tốt nghiệp cao học được xác định là ngành/chuyên ngành đúng, ngành/chuyên ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành xét tuyển NCS khi có cùng tên trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ thạc sĩ hoặc chương trình đào tạo của hai ngành/chuyên ngành này ở trình độ cao học khác nhau dưới 10% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành. Cụ thể ngành đúng là ngành Khoa học Vật liệu.
Ngành/chuyên ngành gần phù hợp: Ngành/chuyên ngành tốt nghiệp cao học được xác định là ngành/chuyên ngành gần với ngành, chuyên ngành dự tuyển NCS khi cùng nhóm ngành/chuyên ngành trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ thạc sĩ hoặc chương trình đào tạo của hai ngành/chuyên ngành này ở trình độ cao học khác nhau từ 10% đến 40% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành.
Là những hướng đào tạo thuộc các ngành sau:
- Ngành “Hóa học’’.
- Ngành “Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu’’.
- Ngành “Cơ điện tử’’.
- Ngành “Kỹ thuật Điện tử Viễn thông’’.
- Ngành “Kỹ thuật Điện’’
- Ngành “Công nghệ hóa học’’.
- Ngành “Khoa học và Công nghệ nano’’.
- Ngành “Vật lý’’
- Ngành “Kỹ thuật vi điện tử và Công nghệ nano’’
* Những trường hợp khác, Hội đồng tuyển sinh Trường sẽ xem xét, quyết định.
4.2. Phân loại đối tượng
– Đối tượng A1: Thí sinh có bằng ThS Khoa học của ĐH Bách khoa Hà Nội, thạc sĩ khoa học các trường đại học ở nước ngoài có uy tín cấp, với ngành tốt nghiệp cao học đúng với ngành/chuyên ngành Tiến sĩ. Đây là đối tượng không phải tham gia học bổ sung.
– Đối tượng A2: Thí sinh có bằng tốt nghiệp Đại học hệ chính quy đúng, phù hợp với ngành/chuyên ngành xếp loại “Giỏi” trở lên. Đây là đối tượng phải tham gia học bổ sung toàn bộ chương trình thạc sĩ khoa học của chuyên ngành: Khoa học Vật liệu.
– Đối tượng A3: Ngoài các đối tượng A1 và A2 (Thí sinh có bằng thạc sĩ chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng đúng ngành hoặc có bằng thạc sĩ ngành gần với ngành đăng ký dự tuyển tiến sĩ). Đây là đối tượng phải tham gia học bổ sung.
5. Quy trình đào tạo, điều kiện công nhận đạt
Quy trình đào tạo được thực hiện theo học chế tín chỉ, tuân thủ Quyết định số 2764/QĐ-ĐHBK-SĐH ngày 28/8/2017 về tổ chức và quản lý đào tạo Sau đại học của Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Các học phần bổ sung, học phần tiến sĩ và chuyên đề tiến sĩ phải đạt mức điểm C trở lên (xem mục 6).
6. Thang điểm
Khoản 6a Điều 62 của Quy định 2764/QĐ-ĐHBK-SĐH ngày 28/8/2017 quy định:
Việc chấm điểm kiểm tra – đánh giá học phần (bao gồm các điểm kiểm tra và điểm thi kết thúc học phần) được thực hiện theo thang điểm từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân sau dấu phẩy. Điểm học phần là điểm trung bình có trọng số của các điểm kiểm tra và điểm thi kết thúc (tổng của tất cả các điểm kiểm tra, điểm thi kết thúc đã nhân với trọng số tương ứng của từng điểm được quy định trong đề cương chi tiết học phần).
Điểm học phần được làm tròn đến một chữ số thập phân sau dấu phẩy, sau đó được chuyển thành điểm chữ với mức như sau:
Điểm số từ 8,5 – 10 chuyển thành điểm A (Giỏi)
Điểm số từ 7,0 – 8,4 chuyển thành điểm B (Khá)
Điểm số từ 5,5 – 6,9 chuyển thành điểm C (Trung bình)
Điểm số từ 4,0 – 5,4 chuyển thành điểm D (Trung bình yếu)
Điểm số dưới 4,0 chuyển thành điểm F (Kém)
7. Nội dung chương trình
7.1. Cấu trúc
Cấu trúc chương trình đào tạo trình độ Tiến sĩ gồm có 3 phần như bảng sau đây.
Phần | Nội dung đào tạo | A1 | A2 | A3 |
1 | HP bổ sung | 0 | CT ThS KH | 16TC ³ Bổ sung ³ 4TC |
HP TS | 8TC | |||
2 | TLTQ | 2TC (Thực hiện và báo cáo trong năm học đầu tiên) | ||
CĐTS | Tổng cộng 3 CĐTS, mỗi CĐTS 2TC, thực hiện trước khi bảo vệ luận án TS cấp cơ sở. | |||
3 |
NC khoa học và Luận án TS |
90 TC (tương ứng với 30TC/năm) |
Lưu ý:
- Số TC qui định cho các đối tượng trên là số TC tối thiểu NCS phải hoàn thành. Tùy thuộc vào yêu cầu của luận án mà NHD có thể yêu cầu NCS học thêm các học phần bổ sung.
- Đối tượng A2 phải thực hiện toàn bộ các học phần qui định trong chương trình ThS Khoa học của ngành tương ứng (Khoa học Vật liệu, viện ITIMS), không cần thực hiện luận văn ThS.
- Các HP bổ sung được lựa chọn từ chương trình đào tạo Thạc sĩ của ngành đúng chuyên ngành Tiến sĩ.
- Việc qui định số TC của HP bổ sung cho đối tượng A3 do Hội đồng khoa học Viện ITIMS và người hướng dẫn (NHD) quyết định dựa trên cơ sở đối chiếu các học phần trong bảng kết quả học tập ThS của thí sinh với chương trình ThS hiện tại của ngành đúng chuyên ngành Tiến sĩ nhưng phải đảm bảo số TC tối thiểu và tối đa trong bảng.
- Các HP TS được NHD đề xuất từ chương trình đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ của trường nhằm trang bị kiến cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu cụ thể của LATS. Trong đó phải có tối thiểu 04 Tín chỉ trong chương trình đào tạo tiến sĩ đúng chuyên ngành Vật liệu điện tử.
Xem chi tiết: Chương trình đào tạo Tiến sĩ Viện ITIMS
Xem chi tiết: Thông tin tuyển sinh NCS tại đây