Thông báo tuyển sinh Nghiên cứu sinh năm 2016

THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ NĂM 2016

Căn cứ “Quy định về tổ chức và quản lý đào tạo sau đại học” của trường ĐH Bách khoa Hà Nội ban hành theo quyết định số 3341/QĐ-ĐHBK-SĐH ngày 21/08/2014.

Viện Đào tạo Quốc tế về Khoa học Vật liệu (ITIMS), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức Tuyển nghiên cứu sinh (NCS, đào tạo Tiến sĩ) năm 2016

Chuyên ngành: Vật liệu điện tử

Mã số: 62440123

Định hướng:    – Vật liệu

– Công nghệ vật liệu

Hình thức tuyển sinh:  Xét tuyển

I. Hình thức và thời gian đào tạo

  • Hệ tập trung liên tục: 3 năm đối với thí sinh có bằng ThS, 4 năm đối với thí sinh có bằng đại học.
  • Hệ không tập trung liên tục: thí sinh có bằng ThS đăng ký thực hiện trong vòng 4 năm đảm bảo tổng thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường là 3 năm với 12 tháng đầu tiên tập trung liên tục tại Trường.

II. Các hỗ trợ trong quá trình đào tạo

  • Trong quá trình đào tạo, các NCS được hỗ trợ kinh phí cho nghiên cứu khoa học, thực hiện luận văn và tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế.
  • Đối với những thí sinh là giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng có thể  đăng ký tham gia Đề án 911- phương thức đào tạo trong nước.
  • NCS được sử dụng các phương tiện tốt phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học như: hệ thống các phòng học, phòng thí nghiệm với các thiết bị hiện đại, phòng sạch, phòng vi tính, mạng máy tính và Intern et, thư viện điện tử hiện có tại Viện ITIMS.
  • NCS được học tập, tham gia nghiên cứu ở các nhóm nghiên cứu mạnh của Viện với sự hướng dẫn của các GS, PGS và TS có năng lực công bố quốc tế rất tốt theo các định hướng:

III.   Danh mục đề tài và giáo viên hướng dẫn cu thể (xem phụ lục)

IV. Điều kiện dự tuyển:

Người dự tuyển NCS phải đáp ứng đầy đủ 4 điều kiện:

1. Văn bằng:

  • Bằng Thạc sĩ đúng, phù hợp với ngành/chuyên ngành sau:
  • Ngành “Hóa học’’.
  • Ngành “Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu Kim loại’’.
  • Ngành “Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu Phi kim’’
  • Ngành “Cơ điện tử’’.
  • Ngành “Kỹ thuật Điện tử Viễn thông’’.
  • Ngành “Kỹ thuật Điện’’
  • Ngành “Công nghệ hóa học’’.
  • Ngành “Vật lý’’

hoặc 

  • Bằng tốt nghiệp Đại học hệ chính quy đúng, phù hợp với ngành/chuyên ngành xếp loại “Xuất sắc” hoặc loại “Giỏi”.  Đối với bằng tốt nghiệp xếp loại “Giỏi” yêu cầu người dự tuyển là tác giả của ít nhất 01 bài báo đã đăng trong tạp chí/kỷ yếu hội nghị chuyên ngành có phản biện độc lập, được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước tính điểm, có trong danh mục Viện chuyên ngành quy định.

2. Đề cương nghiên cứu (NC)

Đề cương nghiên cứu của từng thí sinh sẽ được các GS, PGS và Tiến sĩ định hướng trong quá trình làm hồ sơ dự tuyển.

3. Thư giới thiệu:

  • a.  Của hai nhà khoa học có chức danh khoa học (GS, PGS, TS) cùng ngành/chuyên ngành (CN).

    hoặc

    b. Của một nhà khoa học có chức danh khoa học (GS, PGS,  TS)  cùng ngành/chuyên ngành và của thủ trưởng đơn vị công tác của thí sinh.

Lưu ý: Người viết thư giới thiệu phải có ít nhất 6 tháng đã cùng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên  môn  với thí sinh.

4. Trình  độ ngoại ngữ:

Người dự tuyển phải có một trong các chứng chỉ hoặc văn bằng ngoại ngữ sau đây:

  • a. Chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ, trong thời hạn 2 năm tính đến ngày dự tuyển nghiên cứu sinh, do một trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền hoặc một trường đại học trong nước  đào tạo ngành ngoại ngữ tương  ứng trình  độ  đại học cấp theo khung năng lực tương đương cấp độ B1;
  • b. Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài,mà ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo là một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật, Trung Quốc.
  • c. Bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật, Trung Quốc.

V. Hồ sơ dự tuyển:

1.  Hồ sơ (theo mẫu) gồm có:

  • a.  Đơn xin dự tuyển.
  • b.  Lý lịch khoa học.
  • c.  Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương nơi cư trú (với các đối tượng thuộc diện học tự do) có xác nhận của cơ quan với các đối tượng đang công tác (có giá trị 6 tháng tính đến ngày 04/03/2016).
  • d.  Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ của Trung tâm y tế trường ĐHBKHN hoặc bệnh viện đa khoa (có giá trị 6 tháng tính đến ngày 04/03/2016).
  • e.  Giấy xác nhận đồng ý hướng dẫn nghiên cứu sinh.
  • f.  Các văn bản:
  • Bản sao hợp lệ (có công chứng) bằng tốt nghiệp và bảng điểm của cả hai bậc Đại học và Cao học.
  • Xác nhận của cục Khảo thí  đối với bằng tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.
  • Bản đề cương NC có chữ ký của người hướng dẫn (6 bản).
  • 2 thư giới thiệu.
  • Bằng, chứng chỉ trình độ ngoại ngữ.
  • Công văn của cơ quan cho phép dự tuyển NCS.
  • g.  Bản sao chụp các bài báo khoa học đã công bố (6 bộ).
  • h.  2 ảnh 3 x 4.

2.  Về thời gian:

  • Mẫu hồ sơ: trên Website của Viện Đào tạo Sau  đại học (http://sdh.hust.edu.vn) từ ngày 30/11/2015.
  • Thời gian,  địa  điểm nộp hồ sơ và lệ phí xử lý hồ sơ: từ ngày 22/02/2016  đến hết ngày 04/03/2016 tại Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
  • Thời gian,  địa  điểm nộp lệ phí xét tuyển NCS: từ ngày 04/04/2016  đến hết ngày 08/04/2016 tại Phòng Kế hoạch – Tài vụ, Tầng 2 nhà C3-4, ĐH Bách khoa Hà Nội.
  • Thời gian xét tuyển NCS: từ ngày 18/04/2016 đến hết ngày 29/04/2016.

Để biết thêm chi tiết vui lòng xem thông báo tại website hoặc liên lạc e-mail trực tiếp tới địa chỉ liên hệ:

Viện Đào tạo Quốc tế về Khoa học vật liệu (ITIMS), trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Website:  http://www.itims.edu.vn

Điện thoại: (04) 38680786/0983810608

Email: daotao@itims.edu.vn

Danh mục đề tài và giáo viên hướng dẫn cụ thể

TT

Tên đề tài

Tập thể hướng dẫn

1

Nghiên cứu phát triển cảm biến khí ứng chuẩn đoán bệnh qua hơi thở GS.TS. Nguyễn Văn Hiếu

2

Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano hai chiều đơn lớp nguyên tử TMDs GS.TS. Nguyễn Văn Hiếu

3

Nghiên cứu chế tạo sợi nano (nanofiber) composite của graphene và ôxít kim loại ứng dụng cho cảm biến khí GS.TS. Nguyễn Văn Hiếu

4

Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite Fe2O3/C bằng phương pháp nghiền cơ học ứng dụng làm điện cực âm pin Fe-khí. TS. Bùi Thị Hằng

5

Tổng hợp và khảo sát tính chất điện hóa của vật liệu Fe3O4 @C kích thước nano mét định hướng ứng dụng trong pin Fe-khí TS. Bùi Thị Hằng

6

Hệ màng mỏng từ dạng hạt nano FCrAl-O (F = Ni, Co, Fe, NiFe,…; O = Al2O3, SiO2, MgO, TiO2,…) – Công nghệ và các tính chất. PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn

7

Cơ chế nắn dòng spin trong các hệ từ nano dạng hạt. 1. PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn

2. PGS. TS. Đỗ Phương Liên

8

Các hiện tượng đáp ứng tần số phụ thuộc spin trong các hệ nano từ tiếp xúc dị thể. 1. PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn

2. PGS. TS. Nguyễn Tuyết Nga

9

Hiện tượng truyền xoắn spin (spin torque) trong các màng mỏng từ đa lớp PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn

10

Hiệu ứng nhiệt-điện-spin trong các cấu trúc tiếp xúc từ dị thể PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn

11

Nghiên cứu thiết kế và chế tạo mũi dò quét định hướng ứng dụng trong chế tạo các cấu trúc nano 1. TS. Chu Mạnh Hoàng

2. PGS. TS Vũ Ngọc Hùng

12

Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ vi lưu sử dụng trong phát hiện và xử lý Asen 1.   TS. Chu Thị Xuân

2.   PGS. TS Mai Anh Tuấn

13

Nghiên cứu, thiết kế chế tạo hệ ba điện cực tích hợp với hệ vi lưu sử dụng trong nhận biết vi rút gây bệnh 1.   TS. Chu Thị Xuân

2.   PGS. TS Mai Anh Tuấn

14

Ảnh hưởng của các kim loại kiềm pha tạp đến các tính chất vật lý và tính siêu dẫn nhiệt độ cao của hợp chất siêu dẫn BSCCO TS Nguyễn Khắc Mẫn

15

Tương quan giữa tính siêu dẫn và cấu trúc tinh thể trong siêu dẫn nhiệt độ cao TS Nguyễn Khắc Mẫn

16

Các hợp kim bán dẫn vùng cấm xiên trên cơ sở Si ứng dụng chế tạo linh kiện quang điện tử thế hệ mới TS. Ngô Ngọc Hà

17

Nghiên cứu quá trình vận động của các hạt tải điện nóng trong vật liệu  Si và Ge TS. Ngô Ngọc Hà

18

Nghiên cứu chế tạo cảm biến sinh học trên cơ sở vật liệu nano ZnO, SnO2 biến tính nhằm phát hiện nhanh một số vi khuẩn gây bệnh. 1. TS. Đặng Thị Thanh Lê

2. GS. Nguyễn Văn Hiếu

19

Thiết kế và chế tạo hệ thống quang học sử dụng lade làm nguồn kích thích với bước sóng phù hợp với chất đánh dấu sinh học. PGS. TS Mai Anh Tuấn

20

Chế tạo hệ thống vi kênh trên cơ sở PDMS ứng dụng trong an toàn thực phẩm. PGS. TS Mai Anh Tuấn

21

Nghiên cứu chế tạo vật liệu ô xít kim loại bán dẫn có cấu trúc nano xốp nhằm ứng dụng trong cảm biến khí có độ nhạy siêu cao TS. Nguyễn Văn Duy

TS. Nguyễn Đức Hòa

22

Chế tạo, tính chất và khả năng ứng dụng của vật liệu cấu trúc nano tungstate MWO4 TS. Nguyễn Văn Duy

TS. Nguyễn Đức Hòa

23

Chế tạo, tính chất và khả năng ứng dụng của vật liệu lai RGO/WS2 TS. Nguyễn Văn Duy

TS. Nguyễn Đức Hòa

 

Thông báo tuyển sinh Nghiên cứu sinh năm 2016

THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ NĂM 2016

Căn cứ “Quy định về tổ chức và quản lý đào tạo sau đại học” của trường ĐH Bách khoa Hà Nội ban hành theo quyết định số 3341/QĐ-ĐHBK-SĐH ngày 21/08/2014.

Viện Đào tạo Quốc tế về Khoa học Vật liệu (ITIMS), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức Tuyển nghiên cứu sinh (NCS, đào tạo Tiến sĩ) năm 2016

Chuyên ngành: Vật liệu điện tử

Mã số: 62440123

Định hướng:    – Vật liệu

– Công nghệ vật liệu

Hình thức tuyển sinh:  Xét tuyển

I. Hình thức và thời gian đào tạo

  • Hệ tập trung liên tục: 3 năm đối với thí sinh có bằng ThS, 4 năm đối với thí sinh có bằng đại học.
  • Hệ không tập trung liên tục: thí sinh có bằng ThS đăng ký thực hiện trong vòng 4 năm đảm bảo tổng thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường là 3 năm với 12 tháng đầu tiên tập trung liên tục tại Trường.

II. Các hỗ trợ trong quá trình đào tạo

  • Trong quá trình đào tạo, các NCS được hỗ trợ kinh phí cho nghiên cứu khoa học, thực hiện luận văn và tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế.
  • Đối với những thí sinh là giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng có thể  đăng ký tham gia Đề án 911- phương thức đào tạo trong nước.
  • NCS được sử dụng các phương tiện tốt phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học như: hệ thống các phòng học, phòng thí nghiệm với các thiết bị hiện đại, phòng sạch, phòng vi tính, mạng máy tính và Intern et, thư viện điện tử hiện có tại Viện ITIMS.
  • NCS được học tập, tham gia nghiên cứu ở các nhóm nghiên cứu mạnh của Viện với sự hướng dẫn của các GS, PGS và TS có năng lực công bố quốc tế rất tốt theo các định hướng:

III.   Danh mục đề tài và giáo viên hướng dẫn cu thể (xem phụ lục)

IV. Điều kiện dự tuyển:

Người dự tuyển NCS phải đáp ứng đầy đủ 4 điều kiện:

1. Văn bằng:

  • Bằng Thạc sĩ đúng, phù hợp với ngành/chuyên ngành sau:
  • Ngành “Hóa học’’.
  • Ngành “Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu Kim loại’’.
  • Ngành “Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu Phi kim’’
  • Ngành “Cơ điện tử’’.
  • Ngành “Kỹ thuật Điện tử Viễn thông’’.
  • Ngành “Kỹ thuật Điện’’
  • Ngành “Công nghệ hóa học’’.
  • Ngành “Vật lý’’

hoặc 

  • Bằng tốt nghiệp Đại học hệ chính quy đúng, phù hợp với ngành/chuyên ngành xếp loại “Xuất sắc” hoặc loại “Giỏi”.  Đối với bằng tốt nghiệp xếp loại “Giỏi” yêu cầu người dự tuyển là tác giả của ít nhất 01 bài báo đã đăng trong tạp chí/kỷ yếu hội nghị chuyên ngành có phản biện độc lập, được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước tính điểm, có trong danh mục Viện chuyên ngành quy định.

2. Đề cương nghiên cứu (NC)

Đề cương nghiên cứu của từng thí sinh sẽ được các GS, PGS và Tiến sĩ định hướng trong quá trình làm hồ sơ dự tuyển.

3. Thư giới thiệu:

  • a.  Của hai nhà khoa học có chức danh khoa học (GS, PGS, TS) cùng ngành/chuyên ngành (CN).

    hoặc

    b. Của một nhà khoa học có chức danh khoa học (GS, PGS,  TS)  cùng ngành/chuyên ngành và của thủ trưởng đơn vị công tác của thí sinh.

Lưu ý: Người viết thư giới thiệu phải có ít nhất 6 tháng đã cùng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên  môn  với thí sinh.

4. Trình  độ ngoại ngữ:

Người dự tuyển phải có một trong các chứng chỉ hoặc văn bằng ngoại ngữ sau đây:

  • a. Chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ, trong thời hạn 2 năm tính đến ngày dự tuyển nghiên cứu sinh, do một trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền hoặc một trường đại học trong nước  đào tạo ngành ngoại ngữ tương  ứng trình  độ  đại học cấp theo khung năng lực tương đương cấp độ B1;
  • b. Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài,mà ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo là một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật, Trung Quốc.
  • c. Bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật, Trung Quốc.

V. Hồ sơ dự tuyển:

1.  Hồ sơ (theo mẫu) gồm có:

  • a.  Đơn xin dự tuyển.
  • b.  Lý lịch khoa học.
  • c.  Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương nơi cư trú (với các đối tượng thuộc diện học tự do) có xác nhận của cơ quan với các đối tượng đang công tác (có giá trị 6 tháng tính đến ngày 04/03/2016).
  • d.  Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ của Trung tâm y tế trường ĐHBKHN hoặc bệnh viện đa khoa (có giá trị 6 tháng tính đến ngày 04/03/2016).
  • e.  Giấy xác nhận đồng ý hướng dẫn nghiên cứu sinh.
  • f.  Các văn bản:
  • Bản sao hợp lệ (có công chứng) bằng tốt nghiệp và bảng điểm của cả hai bậc Đại học và Cao học.
  • Xác nhận của cục Khảo thí  đối với bằng tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.
  • Bản đề cương NC có chữ ký của người hướng dẫn (6 bản).
  • 2 thư giới thiệu.
  • Bằng, chứng chỉ trình độ ngoại ngữ.
  • Công văn của cơ quan cho phép dự tuyển NCS.
  • g.  Bản sao chụp các bài báo khoa học đã công bố (6 bộ).
  • h.  2 ảnh 3 x 4.

2.  Về thời gian:

  • Mẫu hồ sơ: trên Website của Viện Đào tạo Sau  đại học (http://sdh.hust.edu.vn) từ ngày 30/11/2015.
  • Thời gian,  địa  điểm nộp hồ sơ và lệ phí xử lý hồ sơ: từ ngày 22/02/2016  đến hết ngày 04/03/2016 tại Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
  • Thời gian,  địa  điểm nộp lệ phí xét tuyển NCS: từ ngày 04/04/2016  đến hết ngày 08/04/2016 tại Phòng Kế hoạch – Tài vụ, Tầng 2 nhà C3-4, ĐH Bách khoa Hà Nội.
  • Thời gian xét tuyển NCS: từ ngày 18/04/2016 đến hết ngày 29/04/2016.

Để biết thêm chi tiết vui lòng xem thông báo tại website hoặc liên lạc e-mail trực tiếp tới địa chỉ liên hệ:

Viện Đào tạo Quốc tế về Khoa học vật liệu (ITIMS), trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Website:  http://www.itims.edu.vn

Điện thoại: (04) 38680786/0983810608

Email: daotao@itims.edu.vn

Danh mục đề tài và giáo viên hướng dẫn cụ thể

TT

Tên đề tài

Tập thể hướng dẫn

1

Nghiên cứu phát triển cảm biến khí ứng chuẩn đoán bệnh qua hơi thở GS.TS. Nguyễn Văn Hiếu

2

Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano hai chiều đơn lớp nguyên tử TMDs GS.TS. Nguyễn Văn Hiếu

3

Nghiên cứu chế tạo sợi nano (nanofiber) composite của graphene và ôxít kim loại ứng dụng cho cảm biến khí GS.TS. Nguyễn Văn Hiếu

4

Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite Fe2O3/C bằng phương pháp nghiền cơ học ứng dụng làm điện cực âm pin Fe-khí. TS. Bùi Thị Hằng

5

Tổng hợp và khảo sát tính chất điện hóa của vật liệu Fe3O4 @C kích thước nano mét định hướng ứng dụng trong pin Fe-khí TS. Bùi Thị Hằng

6

Hệ màng mỏng từ dạng hạt nano FCrAl-O (F = Ni, Co, Fe, NiFe,…; O = Al2O3, SiO2, MgO, TiO2,…) – Công nghệ và các tính chất. PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn

7

Cơ chế nắn dòng spin trong các hệ từ nano dạng hạt. 1. PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn

2. PGS. TS. Đỗ Phương Liên

8

Các hiện tượng đáp ứng tần số phụ thuộc spin trong các hệ nano từ tiếp xúc dị thể. 1. PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn

2. PGS. TS. Nguyễn Tuyết Nga

9

Hiện tượng truyền xoắn spin (spin torque) trong các màng mỏng từ đa lớp PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn

10

Hiệu ứng nhiệt-điện-spin trong các cấu trúc tiếp xúc từ dị thể PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn

11

Nghiên cứu thiết kế và chế tạo mũi dò quét định hướng ứng dụng trong chế tạo các cấu trúc nano 1. TS. Chu Mạnh Hoàng

2. PGS. TS Vũ Ngọc Hùng

12

Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ vi lưu sử dụng trong phát hiện và xử lý Asen 1.   TS. Chu Thị Xuân

2.   PGS. TS Mai Anh Tuấn

13

Nghiên cứu, thiết kế chế tạo hệ ba điện cực tích hợp với hệ vi lưu sử dụng trong nhận biết vi rút gây bệnh 1.   TS. Chu Thị Xuân

2.   PGS. TS Mai Anh Tuấn

14

Ảnh hưởng của các kim loại kiềm pha tạp đến các tính chất vật lý và tính siêu dẫn nhiệt độ cao của hợp chất siêu dẫn BSCCO TS Nguyễn Khắc Mẫn

15

Tương quan giữa tính siêu dẫn và cấu trúc tinh thể trong siêu dẫn nhiệt độ cao TS Nguyễn Khắc Mẫn

16

Các hợp kim bán dẫn vùng cấm xiên trên cơ sở Si ứng dụng chế tạo linh kiện quang điện tử thế hệ mới TS. Ngô Ngọc Hà

17

Nghiên cứu quá trình vận động của các hạt tải điện nóng trong vật liệu  Si và Ge TS. Ngô Ngọc Hà

18

Nghiên cứu chế tạo cảm biến sinh học trên cơ sở vật liệu nano ZnO, SnO2 biến tính nhằm phát hiện nhanh một số vi khuẩn gây bệnh. 1. TS. Đặng Thị Thanh Lê

2. GS. Nguyễn Văn Hiếu

19

Thiết kế và chế tạo hệ thống quang học sử dụng lade làm nguồn kích thích với bước sóng phù hợp với chất đánh dấu sinh học. PGS. TS Mai Anh Tuấn

20

Chế tạo hệ thống vi kênh trên cơ sở PDMS ứng dụng trong an toàn thực phẩm. PGS. TS Mai Anh Tuấn

21

Nghiên cứu chế tạo vật liệu ô xít kim loại bán dẫn có cấu trúc nano xốp nhằm ứng dụng trong cảm biến khí có độ nhạy siêu cao TS. Nguyễn Văn Duy

TS. Nguyễn Đức Hòa

22

Chế tạo, tính chất và khả năng ứng dụng của vật liệu cấu trúc nano tungstate MWO4 TS. Nguyễn Văn Duy

TS. Nguyễn Đức Hòa

23

Chế tạo, tính chất và khả năng ứng dụng của vật liệu lai RGO/WS2 TS. Nguyễn Văn Duy

TS. Nguyễn Đức Hòa